LÊNH BÊNH
CHỢ NỔI
Hồ Tĩnh Tâm
ba tôi- Hồ Xuân Lai- và đứa cháu ở quê
trên bến sông Hàn (sông Thạch Hãn- sông đá đổ mồ hôi)
Chợ nổi là một nét văn hóa sông nước rất đặc trưng của Nam Bộ. Ở đây, một phần tính cách Nam Bộ được thể hiện khá sâu đậm. Từ lâu, dân gian đã có câu:
Bên dưới có sông, bên trên có chợ
Hai đứa mình kết vợ chồng nghen.
Chợ nổi được hình thành một cách ngẫu nhiên ở những ngã ba, ngã tư, nơi hợp lưu của nhiều dòng sông hay nhiều con kinh lớn. Nhưng không phải ngã ba, ngã tư sông nước nào cũng có chợ nổi. Chợ nổi thường nhen nhúm mọc lên ở những nơi có chợ thị tứ trên bờ. Xét về địa lý, đây là những nơi rất thuận tiện cho việc mua bán, trao đổi hàng hóa, dễ làm ăn phát đạt; bởi vậy mới có câu ca dao in đậm dấu ấn sông nước ấy.
Chợ nổi được hình thành bởi hàng trăn ghe xuồng đủ loại. Từ chiếc xuồng con cho tới ghe tam bản, ghe lườn, ghe chài… lớn nhỏ ken sát vào nhau, đặc ngừ đặc nghịt cả vàm sông. Đó là ghe tứ xứ họp về để trao đổi, mua bán đủ loại nông sản phẩm của miệt đồng, miệt vườn Nam Bộ. Mỗi người một vẻ, lâu ngày trộn vào nhau, làm nên tính cách sông nước đầy nghĩa khí, đùm bọc, bao dung của dân chợ nổi.
Mà thiệt lạ. Chợ nổi chỉ họp từ nửa đêm tới sáng, chừng mặt trời leo dứt con sào là tan. Có phải chợ trên bờ đâu mà bán cả ngày. Chợ dưới sông bán xổi cho nhanh, đặng còn kịp theo con nước, luồn lách xứ này xứ khác, thửa hàng về nhóm chợ. Có klhi ròng rã con nước cả mấy ngày, mấy tuần.
Thời chưa có máy đèn, máy dầu, ghe xuồng mua bán trên sông dùng đèn dầu hôi thắp sáng. Hàng trăm ngọn đèn thắp lên, lung linh huyền ảo. Chỉ chừng đó cũng đủ soi rõ mặt nhau, mà tin nhau, mà áp mạn ghe xuồng vào nhau để ăn hàng, nhả hàng, hay mua bán, đổi chác. Việc nhận ra hàng họ của nhau dễ lắm, bởi ghe nào cũng có cây bẹo cặm ngay đầu mũi hay trên nóc, tùy theo ghe xuồng lớn nhỏ. Cây bẹo làm bằng làm bằng cây tầm vông, cây tre nhỏ, hay cây trúc tầm tầm. Lủng lẳng trên bẹo là mấy nải chuối, mấy trái cam, mấy trái khóm, mấy trái dừa, mấy củ khoai, vài củ sắn, trái bí, bắp cải… Hễ bẹo lủng lẳng thứ gì là bán thứ đó. Có thể bẹo cả con cá còn tươi xoi xói. Gió thổi bẹo lắc lư, ưỡn qua ưỡn lại. Coi xốn con mắt. Con gái mới lớn thích làm duyên, dân thương hồ thường nói: “Bây hỉ mũi chưa sạch, bày đặt xà xảnh bẹo hình bẹo dạng”. Nhắm chừng cũng ngộ.
Bên dưới có sông, bên trên có chợ
Hai đứa mình kết vợ chồng nghen.
Chợ nổi được hình thành một cách ngẫu nhiên ở những ngã ba, ngã tư, nơi hợp lưu của nhiều dòng sông hay nhiều con kinh lớn. Nhưng không phải ngã ba, ngã tư sông nước nào cũng có chợ nổi. Chợ nổi thường nhen nhúm mọc lên ở những nơi có chợ thị tứ trên bờ. Xét về địa lý, đây là những nơi rất thuận tiện cho việc mua bán, trao đổi hàng hóa, dễ làm ăn phát đạt; bởi vậy mới có câu ca dao in đậm dấu ấn sông nước ấy.
Chợ nổi được hình thành bởi hàng trăn ghe xuồng đủ loại. Từ chiếc xuồng con cho tới ghe tam bản, ghe lườn, ghe chài… lớn nhỏ ken sát vào nhau, đặc ngừ đặc nghịt cả vàm sông. Đó là ghe tứ xứ họp về để trao đổi, mua bán đủ loại nông sản phẩm của miệt đồng, miệt vườn Nam Bộ. Mỗi người một vẻ, lâu ngày trộn vào nhau, làm nên tính cách sông nước đầy nghĩa khí, đùm bọc, bao dung của dân chợ nổi.
Mà thiệt lạ. Chợ nổi chỉ họp từ nửa đêm tới sáng, chừng mặt trời leo dứt con sào là tan. Có phải chợ trên bờ đâu mà bán cả ngày. Chợ dưới sông bán xổi cho nhanh, đặng còn kịp theo con nước, luồn lách xứ này xứ khác, thửa hàng về nhóm chợ. Có klhi ròng rã con nước cả mấy ngày, mấy tuần.
Thời chưa có máy đèn, máy dầu, ghe xuồng mua bán trên sông dùng đèn dầu hôi thắp sáng. Hàng trăm ngọn đèn thắp lên, lung linh huyền ảo. Chỉ chừng đó cũng đủ soi rõ mặt nhau, mà tin nhau, mà áp mạn ghe xuồng vào nhau để ăn hàng, nhả hàng, hay mua bán, đổi chác. Việc nhận ra hàng họ của nhau dễ lắm, bởi ghe nào cũng có cây bẹo cặm ngay đầu mũi hay trên nóc, tùy theo ghe xuồng lớn nhỏ. Cây bẹo làm bằng làm bằng cây tầm vông, cây tre nhỏ, hay cây trúc tầm tầm. Lủng lẳng trên bẹo là mấy nải chuối, mấy trái cam, mấy trái khóm, mấy trái dừa, mấy củ khoai, vài củ sắn, trái bí, bắp cải… Hễ bẹo lủng lẳng thứ gì là bán thứ đó. Có thể bẹo cả con cá còn tươi xoi xói. Gió thổi bẹo lắc lư, ưỡn qua ưỡn lại. Coi xốn con mắt. Con gái mới lớn thích làm duyên, dân thương hồ thường nói: “Bây hỉ mũi chưa sạch, bày đặt xà xảnh bẹo hình bẹo dạng”. Nhắm chừng cũng ngộ.
Do chợ họp về đêm nên chữ tín được xem làm trọng. Thời trước người ta mua mão, bán mão, hay mua chục, bán chục. Mua mão là nhìn cần xé, nhìn rỗ, nhìn mớ mà ước tính hàng họ chừng bi nhiêu. Khi bán mão cũng ước tính hễ có lời chút đỉnh là bán. Ít ai nói thách, ít người trả giá. Nhất nhất cứ áng chừng mà mão với nhau cho chóng vánh. Mua chục đừng tưởng là chục tròn 10 như ngoài Bắc. Chục có thể là 12, 14, 16, 18… tùy theo thức mà tính. Cam, cóc mua trong vườn tính chục 16. Đem bán ở chợ nổi cũng tính y giá như mua, nhưng chục tính theo 14. Vậy là lời hai trái. Hàng họ mua mão cả cần xé, cả ghe, khi bán tính chục cho nhanh, ít ai ở đó ngồi không phân trái to trái nhỏ. Ghe xuồng chòng chành, ngồi lâu mặc cả, chọn lựa đâu có tiện.
Nếu chợ nổi chỉ bi nhiêu đó thì lấy gì thú vị. Đằng này chợ nổi còn có xuồng nhỏ, có cà dom len lỏi bán bún, bán chè, bán tàu phớ, hột vịt lộn, hủ tiếu, và… rượu đế. Ngoắt tay một cái là có xị rượu với con khô mực, hay vài trứng vịt lộn, hoặc tô xương xúp nóng hôi hổi. Muốn chơi sang thì nhảy xuồng bơi vô bờ ngồi quán. Chợ trên bờ còn phong phú hơn nhiều. ‘Nhứt cận thị, nhị cận giang” mà. Lại có cả xuống cạo gió, giác hơi lượn tới lượn lui mời mọc. Thức đêm oải lắm. Giác hơi một cái thấy đã trong người.
Cư dân chợ nổi lênh bênh trên sóng nước qua ngày, qua tháng, qua năm. Có người còn cả đời sông nước. Có gia đình còn mấy đời sông nước. Ơn trời mưa nắng phải thì. Người ta thỉnh ông địa, ông phúc, ông thần tài về thờ ngay dưới xuồng ghe. Nhưng không phải cư dân chợ nổi nào cũng giàu lên vùn vụt. Gặp lúc mưa dầm, gió tạt, hàng họ ế nhệ, lỗ lả trắng dờ con mắt. Nhiều người bẹo đủ thứ hàng cũng sập tiệm.
Với những ghe lớn, cả nhà quanh năm tá túc trên ghe. Người lớn sấp ngửa thi trường đời, sắp nhỏ khó lòng mà thi trường học. Muốn con hay chữ, phải gởi lên bờ. Không đủ tiền gởi con lên bờ, cầm chắc con mình thất học.
Lại còn chuyện trẻ con ốm đau, người lớn chột bụng, làm sao mà tránh khỏi. Giữa nhộn nhịp cảnh mua bán, thỉnh thoảng vẫn nghe lọt lỗ tai tiếng trẻ sơ sinh oa oa khát sữa.
Có chợ tất có rác. Trăm thứ bà dằng đều tống hết xuống sông. Ban đêm chợ nổi lung linh huyền ảo, đẹp như trong cổ tích. Ban ngày chợ nổi phập phều những rác. Những chợ lớn như chợ nổi Trà Ôn, chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Phong Điền, chợ nổi Phụng Hiệp… ghe xuồng họp chợ quanh năm, rác thải xuống sông biết bao nhiêu mà kể.
Gần đây, các cấp chính quyền sở tại, ráo riết thi hành nghị định 40 về thiết lập an toàn trật tự trên sông, nhiều chợ nổi phải dạt xa khỏi vàm sông quen thuộc hàng trăm hàng ngàn mét, việc mua bán xem chừng không còn nhộn nhịp, sầm uất như trước. Thân phận giới thương hồ càng lênh bênh sóng nước.
Chạnh nhớ câu ca dao thuở nào:
Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi
Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê.
H.T.T.