Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012
chuyện ở núi Mỏ Quạ
CHUYỆN Ở NÚI MỎ QUẠ
(chuyện của một thời)
Lúc còn đóng quân ở Đông Bắc, trong khi chờ tuyển quân đưa vào chiến trường B2 Nam Bộ, có một giai đoạn, tiểu đoàn giao cho tôi phụ trách một tiểu đội gồm toàn tiểu đội trưởng, gọi là tiểu đội khung huấn luyện. Điều đó có nghĩa là, chúng tôi toàn là tiểu đội trưởng với nhau, sống nhàn cư với nhau để chờ đợt đi tuyển quân, thành lập tiểu đoàn tân binh, rồi huấn luyện tác chiến để đưa vào Nam.
Người xưa có câu, nhàn cư vi bất thiện. Chắc chắn tiểu đoàn trưởng biết điều đó, nên cứ sống ở đâu được một hai tuần, ông lại ra lệnh cho chúng tôi dời đi chỗ khác, để tránh chuyện lính tráng ở không bày đặt chuyện mèo mỡ với gái bản, đồng thời cũng để cho chúng tôi rèn lối sống cơ động theo kiểu sống dã chiến. Do chuyện này, có lần tiểu đội của tôi về sống ngay dưới chân đầu một dãy núi, có tên là núi Mỏ Quạ, bởi nó giống như một con quạ, xoãi cánh nằm phủ phục, và cái mỏ nhọn hoắt thì mổ ngay xuống mấy cái nhà đìu hiu nơi chúng tôi đang sống. Về phong thủy, không ai ngu gì lại sống ở một nơi thất địa như thế, bởi vì sống ở đó, thế đất không làm chết người, cũng làm cho khuynh gia bại sản. Quạ mà. Lại là mỏ quạ, nó sẽ lần hồi rỉa đi mạng sống của từng người; chỉ có mấy gia đình ở xuôi mới lên, bất đắc dĩ phải cặm dùi mà sống.
Nguyên tắc nhà binh, tiểu đội bao giờ cũng chia thành những tổ ba người, để sống và sinh hoạt. Tiểu đội khung của tôi có tất cả mười lăm tiểu đội trưởng, được chia làm năm tổ, tổ của tôi có Mỗ quê Hải Dương, và Trường quê ở Hà Bắc. Mỗ học hết lớp bảy, mới thi vào trường y tá chưa được một năm thì đi nghĩa vụ. Trường học xong lớp mười, thi rớt đại học nên đi lính. Tôi là sinh viên năm thứ nhất đại học Mỏ - Địa chất. Chúng tôi trọ trong gia đình một bà giá tuổi chừng hơn năm mươi, có hai cô con gái tuổi đôi mươi mười tám. Trong ba mẹ con, người được gọi là nhan sắc giòn dã nhất, lại chính là người mẹ, chứ không phải hai cô gái còn trẻ. Ngôi nhà của họ là nhà tranh ba gian, vách là khung tre trát đất đỏ trộn với rơm. Hai bên cái bàn thờ tuềnh toàng là hai cái buồng, buồng bên phải nhìn vào là buồng của người mẹ, hai cô gái sống với nhau trong cái buồng còn lại, ba người lính chúng tôi ngủ trên hai bộ ngựa ở phía ngoài. Và tất nhiên, chúng tôi chẳng có việc gì để làm, ngoại trừ việc thỉnh thoảng đi lấy củi đem về cho tiểu đội nấu cơm. Việc nấu cơm là do tiểu đội phó phụ trách, hàng ngày phân người đi chợ, và cử người lo nấu nướng, chúng tôi chỉ có việc, đến buổi là kéo qua nhà tiểu đội phó ăn cơm. Cả xóm mới ở đầu núi Mỏ Quạ này, chỉ có gần chục ngôi nhà, ở rải rác, cách xa nhau từ vài chục mét đến vài trăm mét, lại toàn là đàn bà với trẻ con. Xin nói rõ, hồi đó ở Miền Bắc rất hiếm đàn ông, vì con trai cứ lớn lên là đi lính, rồi vào chết ở chiến trường Miền Nam, hay chiến trường Lào và Kampuchia. Vì điều này, khi tiểu đội khung của tôi đến đồn trú, cả xóm mới vốn đìu hiu, bỗng trở nên có sinh khí hẳn ra, là nhờ có hơi hướm đàn ông của lính. Tôi biết rõ, lính tráng không bao giờ bỏ lỡ những cơ hội vàng như thế, với những người đàn bà mòn mỏi trong nỗi thèm khát đàn ông, vì họ, hoặc là chồng đã có giấy báo tử, hoặc là bằn bặt tin chồng, không biết chết sống thế nào ngoài mặt trận. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà chính trị viên tiểu đoàn giao cho tôi, là phải bằng mọi cách, ngăn chặn không cho lính tráng đi o mèo.
Nhiệm vụ được giao là thế, nhưng tôi ngăn thế nào được, khi tất cả mười lăm người đều là tiểu đội trưởng như tôi, mà trong đó, nhiều người có thâm niên tiểu đội trưởng đã hai ba năm, hơn hẳn tôi về tuổi tác và kinh nghiệm sống. Có điều, được cấp trên tin cậy giao phó, tất nhiên tôi phải nêu gương nghiêm túc thì mới hy vọng ngăn được anh em lúc nào cũng lăm le chuyện o mèo. Chính Mỗ và Trường đã nhiều lần nói với tôi, ngu gì nhịn đói, để rồi vào chiến trường chết khát, không biết cái đó nó dọc ngang thế nào. Họ nói thế, có nghĩa họ tuyên bố không chịu khuất phục số phận, trong khi đám đàn bà con gái, lúc nào cũng hừng hực dâng hiến. Tôi nói điều này, những người thuộc thế hệ chúng tôi, chắc chắn đều biết. Vào cái thời Miền Bắc, vừa phải đánh trả cuộc chiến tranh đường không của Mĩ, vừa phải huấn luyện đưa quân vào chiến trường, chuyện trai gái mèo mỡ là chuyện cấm kị số một, được coi là xấu xa số một; tuy nhiên thực tế cuộc sống vẫn là thực tế, chẳng có ông ba đầu sáu tay nào đủ phép thuật tài ba mà ngăn chặn được cả, kể cả các vị chỉ huy tiểu đoàn mà tôi được biết. Đúng ra, các ông ấy còn tợn hơn nhiều. Tình tang tình em đi rình trung úy mà. Ai chả biết thế. Cứ súng lục bên hông là đàn bà con gái theo nườm nượp.
Khi ba anh em chúng tôi đến trọ trong ngôi nhà héo lánh, bà chủ nhà đã nói với tôi, khu đất này ma quỷ nhiều lắm, nhà bà lại ngay đúng nơi mỏ quạ mổ xuống, vì thế, hai đứa con trai nhỏ của bà đều đã chết từ khi lên mười, còn chồng bà thì chết trận ở chiến trường Quảng Trị. Bà còn nói thêm, đừng có vác chõng ra nằm ở hiên nhà, vì nằm ở đó thế nào cũng bị bóng đè; và, ban đêm mà thấy đất đá từ ngoài ném vào vườn, vào nhà, thì đó không phải là người ném, mà là ma ném, cứ lờ đi cho xong chuyện, chớ dại dính vào mà lụy đến mạng sống.
Là sinh viên, nên tôi không tin vào những chuyện mê tín dị đoan, vào một buổi trưa, tôi đã vác cái chõng tre ra góc hiên nằm ngủ, quả nhiên là tôi bị bóng đè thật. Đang ngủ, tự nhiên tôi thấy tức ngực và nghẹt thở, rồi thấy cái chõng nghiêng hẳn về một bên, nên tôi phải gồng người lật lại, vì thế tôi bị rớt bịch xuống đất mới tỉnh. Tỉnh dậy, tôi lại leo lên chõng nằm ngủ, và cảnh ấy lại tái diễn. Sau ba lần như thê, tôi cạch hẳn, không còn dám nghĩ vác chõng ra hàng hiên nằm ngủ.
Chúng tôi đến gia đình bà góa vào buổi sáng, buổi chiều tôi đã thấy Mỗ cò kè với cô chị gái hăm hai tuổi ở ngoài đồi sim. Sáng hôm sau đến lượt Trường dẫn cô em gái hai mốt tuổi đi đâu mất tăm mất tích, bỏ cả cơm trưa không ăn. Được vài ngày thì họ dính thành cặp, cứ xong cơm chiều là kéo nhau lủi đi mất dạng. Ở nhà chỉ còn có tôi và bà chủ mà tôi gọi là thím Hương, và xưng cháu, bởi lẽ tôi cũng chỉ đáng tuổi con cháu của bà. Vào một đêm mà Mỗ và Trường đã dẫn hai cô con gái đi đâu đó, khoảng hơn tám giờ tối, tự nhiên tôi nghe tiếng đất đá ném vào vườn rào rào, liền bấm đèn pin ra xem có chuyện gì. Khi tôi bước ra sân quét đèn thì tiếng đất đá không còn nghe nữa, nhưng khi tôi trở vào, lại nghe tiếng đất đá rớt lịch bịch trước sân. Chuyện đó cứ diễn ra hai ba lần, khiến tôi cũng thấy rờn rợn.
Thím Hương trong buồng bước ra nói:
- Kệ thây nó. Ma ném đá đấy, em sợ thì vào trong buồng với chị.
Ôi trời! Tôi hết cả hồn vía. Ai đời người đàn bà hơn bốn mươi tuổi lại gọi tôi bằng em, lại rủ tôi vào buồng nằm ngủ. Đã thế, lúc ấy thím lại mặc cái áo cánh phin, dưới ánh đèn dầu tờ mờ, tôi nhìn thấy rõ cả hai bầu ngực ngồn ngộn. Hoảng qúa, tôi lấy cớ phải đi kiểm tra tiểu đội, liền khoác khẩu AK lên vai, rồi xách đèn pin ra đi. Bình thường, tôi chẳng biết sợ mà là gì, nhưng đêm hôm ấy, tự nhiên tôi thấy hồi hộp kì lạ; chẳng phải vì tôi sợ ma, mà vì tôi cứ nhớ tới hai bầu ngực căng vồng và câu nói của thím Hương. Ở đâu lại ra một người đàn bà như thế nhỉ, ngoài bốn mươi mà vẫn còn đẹp hây hẩy.
Loanh quanh một lúc rồi tôi cũng phải về. Mỗ và Trường đã ngủ ở bộ ngựa bên kia. Họ ngủ trong cái màn vải cáu bẩn màu nâu đất của bà chủ nhà cho mượn. Còn tôi thì giăng cái màn tuyn Liên xô để ngủ. Đêm rừng Đông Bắc lành lạnh, nên nằm xuống một lúc thì tôi ngủ thiếp đi. Thế rồi tôi mơ thấy chuyện ấy. Tôi thấy mình đang ngồi với Phụng, chúng tôi ôm chặt lấy nhau và hôn nhau thật đắm đuối; rồi chúng tôi từ từ đổ xuống vệ cỏ bên bờ sông Công. Đây là chuyện mà từ khi quen nhau, tôi không bao giờ dám nghĩ tới, bởi vậy tôi run bần bật, toàn thân căng ra như có lửa ở bên trong. Mở choàng mắt ra, tôi nhận thấy thím Hương ngay bên cạnh, trắng ngồn ngộn. Lạ nhất là tôi cũng A Đam bên cạnh bà E Va mà tôi chỉ đáng tuổi con. Giật tay thím ra, tôi ngồi bật dậy, vơ vội quần áo mặc vào. Thím Hương dùng một bàn tay bịt miệng tôi, nói nhỏ hào hển. “Đừng sợ. Không có gì phải sợ. Vào trong buồng với chị đi em!”.
Run như cầy sấy, tôi tụt khỏi bộ ngựa, rón rén bước ra sân, rồi đi thẳng ra con dốc, ngồi tựa xuống một thân cây mà khóc.
Lúc hừng đông bật sáng ưng ửng phía chân trời tôi mới trở về.
Chiều đó, tôi lấy cớ có nhiệm vụ mới, kéo cả tiểu đội đến một nơi ở mới phía bên kia núi Mỏ Quạ, thuộc một bản nhà sàn của người Cao Lan.
Xóm núi đìu hiu Mỏ Quạ, đã trở thành một kỉ niệm rất khó quên.
Dzu- htt
Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012
E207- Kết nạp Đảng cho người đã mất
E207- Kết nạp Đảng cho người đã mất
Tháng 4 năm 1975, tiểu đoàn tôi được lệnh đánh cầu Bà Tồn trên quốc lộ 4, đoạn thuộc huyện Cái Bè- Tiền Giang bây giờ. Lâu quá nên tôi không nhớ rõ là trận đánh diễn ra vào ngày nào. Lúc đó tôi là trung đội trưởng C3- D1- E5(tức E207 cũ)- F8- QK8. Trung đội tôi được lệnh bám sát mặt lộ, chặn đánh bộ binh sư 7 từ Đồng Tâm xuống tăng viện, đảm bảo cho đặc công đặt mìn phá sập cầu. Với cương vị của mình, tôi không biết được toàn cục trận đánh, chỉ biết hướng tiến công của chúng tôi phải vượt qua rất nhiều mương đìa, nhiều vườn cây ăn trái. Đây cũng là trận đánh đầu tiên mà tôi gặp rất nhiều nhà dân, với rất nhiều người dân đang ở trong nhà. Tất nhiên khi chúng tôi xuất hiện, hầu hết những người dân ở đây đều dùng ghe xuồng chạy đi nơi khác, vì sợ bị bom pháo. Bởi vậy, khi chúng tôi bám sát được mặt lộ, lập tức pháo từ Cái Bè, từ Cai Lậy dập xuống như mưa, với đủ loại pháo phát quang, pháo chụp. Chớp lửa rừng rực. Mảnh pháo veo véo rú rít. Đất cát bay vù vù.
Thế rồi từ hướng Cái Bè, xuất hiện hai chiếc xe nồi đồng, vừa chạy vừa khạc đạn 2ly7 xối xả, với tiếng nổ đùng toác toác, đùng toác toác chói chát, nhức cả óc, khiến bộ đội phải dạt lui về phía sau. Trước tình thế ấy, tôi lệnh cho Kiệm ôm DKZ57(thu được trong trận đánh chốt Gãy Kinh Nhứt), tiếp cận mặt đường để bắn diệt xe nồi đồng. Chúng tôi dùng AK bắn yểm trợ cho Kiệm trườn lên sát con lộ. Dưới ánh sáng của chớp lửa pháo chụp, tôi nhìn thấy Kiệm đã tiếp cận ngay mép lộ, nằm xoãi phía sau khẩu DKZ. Khi chiếc xe nồi đồng quay trở lại, Kiệm lập tức nhắm bắn, thế nhưng viên đạn lại bay cao, vọt qua chiếc xe. Súng máy trong đồn lính bảo an, tập trung bắn xối xả về phía Kiệm. Tôi nghĩ rằng Kiệm sẽ phải lùi lại, thế nhưng anh vẫn nằm tại chỗ đón bắn chiếc xe nồi đồng thứ hai. Và khi chiếc nồi đồng thứ hai chạy tới, cách gần trăm mét, Kiệm đã ngồi dậy, nâng súng trong tư thế quỳ bắn. Đây là một hành động rất nguy hiểm đến tính mạng, vì dưới chớp lửa đạn pháo và ánh sáng của pháo dù treo trên cao, Kiệm sẽ thành mục tiêu lộ thiên; nhưng tôi biết, chỉ có cách đó, Kiệm mới có thể bắn diệt được chiếc xe nồi đồng; bởi vì với tư thế nằm bắn dưới thấp, khó hòng bắn trung được mục tiêu đang chạy giữa lộ, do bị mặt đường che khuất. Và quả nhiên khi Kiệm vừa ngồi dậy, vừa mới nâng khẩu DKZ57 lên, trọng liên trên chiếc xe nồi đồng đã bắn xối về phía anh. Tôi thấy Kiệm bị hất tung lên cao, rồi ngã xuống, lăn mấy vòng về phía sau. Chúng tôi tập trung bắn quyết liệt về phía chiếc xe, để hai người lao lên lấy xác Kiệm và lấy khẩu DKZ57. Cùng lúc ấy, chúng tôi được liên lạc tiểu đoàn thông báo rút lui về vị trí tập kết, vì vừa có lệnh từ cấp trên không được đánh sập cầu nữa.
Chúng tôi thay nhau cõng xác Kiệm về bờ kinh Cổ Cò, phía ngoài vòng đang bị pháo địch bắn phá. Bấy giờ chúng tôi lấy một chiếc chiếu trong nhà dân, trải xuống cái sân đất, đặt Kiệm nằm lên trên. Kiệm bị đạn 12ly7 bắn xuyên qua ngực phải, trổ ra phía sau lưng vết rách toác to như miệng chén. Tại điểm tập kết này, lúc đó có tôi và Hoành là trung đọi phó của tôi, cùng với anh Tùng C trưởng C3, anh Ruộng trợ lý quân giới, anh Thử Y sĩ, anh Ngôi tham mưu trưởng tiểu đoàn. Khi anh Thái chính trị viên tiểu đoàn đến, tôi ngồi quỳ xuống vuốt mắt cho Kiệm, thì bỗng nhiên thấy Kiệm từ từ mở hé cả hai mắt. Tôi liền quờ tay về phía sau, kéo anh Thái ngồi xuống. Và điều làm tôi vô cùng sững sốt, là tôi nhìn thấy hai môi Kiệm đang mấp máy, nên tôi vừa khóc vừa gọi, Kiệm ơi… Kiệm ơi…. Bấy giờ tôi nhìn thấy anh Thái cũng khóc, nước mắt rơi lả chả từng giọt. Và tôi càng bất ngờ hơn, khi tôi thấy Kiệm nhìn thẳng vào anh Thái, hỏi thều thào, nhưng nghe rất rõ. “Anh Thái ơi, em có được kết nạp vào Đảng không anh?”. Lúc này tiếng pháo đã dứt, đêm vắng lặng và yên tĩnh đến lạ lùng, nên tôi tin chắc rằng, rất nhiều người cũng nghe được câu hỏi của Kiệm, vì tôi thấy ai cũng khóc nấc lên. Còn anh Thái thì cúi sát xuống mặt Kiệm và nói, “đồng chí là đảng viên của Đảng!”.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, khi tiểu đoàn tôi lên chốt giữ biên giới ở búng Bình Thiên, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, lúc được điều về làm trợ lý chính trị tiểu đoàn, tôi nhắc lại câu hỏi, “Anh Thái ơi, em có được kết nạp vào Đảng không anh?”, và anh Thái, với cương vị là bí thư đảng bộ tiểu đoàn, đã làm Lễ kết nạp Đảng cho Kiệm. Cũng có cờ Đảng, cờ tổ quốc, ảnh Bác Hồ, có các đảng viên K bộ tham dự. Chỉ có Kiệm, người được kết nạp là không có mặt. Khi anh Thái đọc quyết định kết nạp Kiệm vào Đảng, rồi thay mặt Kiệm đọc lời tuyên thệ dưới cờ Đảng, tất cả chúng tôi đều khóc nấc lên nghẹn ngào.
Hồ Tĩnh Tâm
Tháng 4 năm 1975, tiểu đoàn tôi được lệnh đánh cầu Bà Tồn trên quốc lộ 4, đoạn thuộc huyện Cái Bè- Tiền Giang bây giờ. Lâu quá nên tôi không nhớ rõ là trận đánh diễn ra vào ngày nào. Lúc đó tôi là trung đội trưởng C3- D1- E5(tức E207 cũ)- F8- QK8. Trung đội tôi được lệnh bám sát mặt lộ, chặn đánh bộ binh sư 7 từ Đồng Tâm xuống tăng viện, đảm bảo cho đặc công đặt mìn phá sập cầu. Với cương vị của mình, tôi không biết được toàn cục trận đánh, chỉ biết hướng tiến công của chúng tôi phải vượt qua rất nhiều mương đìa, nhiều vườn cây ăn trái. Đây cũng là trận đánh đầu tiên mà tôi gặp rất nhiều nhà dân, với rất nhiều người dân đang ở trong nhà. Tất nhiên khi chúng tôi xuất hiện, hầu hết những người dân ở đây đều dùng ghe xuồng chạy đi nơi khác, vì sợ bị bom pháo. Bởi vậy, khi chúng tôi bám sát được mặt lộ, lập tức pháo từ Cái Bè, từ Cai Lậy dập xuống như mưa, với đủ loại pháo phát quang, pháo chụp. Chớp lửa rừng rực. Mảnh pháo veo véo rú rít. Đất cát bay vù vù.
Thế rồi từ hướng Cái Bè, xuất hiện hai chiếc xe nồi đồng, vừa chạy vừa khạc đạn 2ly7 xối xả, với tiếng nổ đùng toác toác, đùng toác toác chói chát, nhức cả óc, khiến bộ đội phải dạt lui về phía sau. Trước tình thế ấy, tôi lệnh cho Kiệm ôm DKZ57(thu được trong trận đánh chốt Gãy Kinh Nhứt), tiếp cận mặt đường để bắn diệt xe nồi đồng. Chúng tôi dùng AK bắn yểm trợ cho Kiệm trườn lên sát con lộ. Dưới ánh sáng của chớp lửa pháo chụp, tôi nhìn thấy Kiệm đã tiếp cận ngay mép lộ, nằm xoãi phía sau khẩu DKZ. Khi chiếc xe nồi đồng quay trở lại, Kiệm lập tức nhắm bắn, thế nhưng viên đạn lại bay cao, vọt qua chiếc xe. Súng máy trong đồn lính bảo an, tập trung bắn xối xả về phía Kiệm. Tôi nghĩ rằng Kiệm sẽ phải lùi lại, thế nhưng anh vẫn nằm tại chỗ đón bắn chiếc xe nồi đồng thứ hai. Và khi chiếc nồi đồng thứ hai chạy tới, cách gần trăm mét, Kiệm đã ngồi dậy, nâng súng trong tư thế quỳ bắn. Đây là một hành động rất nguy hiểm đến tính mạng, vì dưới chớp lửa đạn pháo và ánh sáng của pháo dù treo trên cao, Kiệm sẽ thành mục tiêu lộ thiên; nhưng tôi biết, chỉ có cách đó, Kiệm mới có thể bắn diệt được chiếc xe nồi đồng; bởi vì với tư thế nằm bắn dưới thấp, khó hòng bắn trung được mục tiêu đang chạy giữa lộ, do bị mặt đường che khuất. Và quả nhiên khi Kiệm vừa ngồi dậy, vừa mới nâng khẩu DKZ57 lên, trọng liên trên chiếc xe nồi đồng đã bắn xối về phía anh. Tôi thấy Kiệm bị hất tung lên cao, rồi ngã xuống, lăn mấy vòng về phía sau. Chúng tôi tập trung bắn quyết liệt về phía chiếc xe, để hai người lao lên lấy xác Kiệm và lấy khẩu DKZ57. Cùng lúc ấy, chúng tôi được liên lạc tiểu đoàn thông báo rút lui về vị trí tập kết, vì vừa có lệnh từ cấp trên không được đánh sập cầu nữa.
Chúng tôi thay nhau cõng xác Kiệm về bờ kinh Cổ Cò, phía ngoài vòng đang bị pháo địch bắn phá. Bấy giờ chúng tôi lấy một chiếc chiếu trong nhà dân, trải xuống cái sân đất, đặt Kiệm nằm lên trên. Kiệm bị đạn 12ly7 bắn xuyên qua ngực phải, trổ ra phía sau lưng vết rách toác to như miệng chén. Tại điểm tập kết này, lúc đó có tôi và Hoành là trung đọi phó của tôi, cùng với anh Tùng C trưởng C3, anh Ruộng trợ lý quân giới, anh Thử Y sĩ, anh Ngôi tham mưu trưởng tiểu đoàn. Khi anh Thái chính trị viên tiểu đoàn đến, tôi ngồi quỳ xuống vuốt mắt cho Kiệm, thì bỗng nhiên thấy Kiệm từ từ mở hé cả hai mắt. Tôi liền quờ tay về phía sau, kéo anh Thái ngồi xuống. Và điều làm tôi vô cùng sững sốt, là tôi nhìn thấy hai môi Kiệm đang mấp máy, nên tôi vừa khóc vừa gọi, Kiệm ơi… Kiệm ơi…. Bấy giờ tôi nhìn thấy anh Thái cũng khóc, nước mắt rơi lả chả từng giọt. Và tôi càng bất ngờ hơn, khi tôi thấy Kiệm nhìn thẳng vào anh Thái, hỏi thều thào, nhưng nghe rất rõ. “Anh Thái ơi, em có được kết nạp vào Đảng không anh?”. Lúc này tiếng pháo đã dứt, đêm vắng lặng và yên tĩnh đến lạ lùng, nên tôi tin chắc rằng, rất nhiều người cũng nghe được câu hỏi của Kiệm, vì tôi thấy ai cũng khóc nấc lên. Còn anh Thái thì cúi sát xuống mặt Kiệm và nói, “đồng chí là đảng viên của Đảng!”.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, khi tiểu đoàn tôi lên chốt giữ biên giới ở búng Bình Thiên, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, lúc được điều về làm trợ lý chính trị tiểu đoàn, tôi nhắc lại câu hỏi, “Anh Thái ơi, em có được kết nạp vào Đảng không anh?”, và anh Thái, với cương vị là bí thư đảng bộ tiểu đoàn, đã làm Lễ kết nạp Đảng cho Kiệm. Cũng có cờ Đảng, cờ tổ quốc, ảnh Bác Hồ, có các đảng viên K bộ tham dự. Chỉ có Kiệm, người được kết nạp là không có mặt. Khi anh Thái đọc quyết định kết nạp Kiệm vào Đảng, rồi thay mặt Kiệm đọc lời tuyên thệ dưới cờ Đảng, tất cả chúng tôi đều khóc nấc lên nghẹn ngào.
Hồ Tĩnh Tâm
Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012
hoa gao- hoa Moc Mien
HOA MỘC MIÊN
Hồ Tĩnh Tâm
Lâu rồi. Đã lâu lắm rồi phải không Mộc Miên. Buổi chiều ấy. Buổi chiều mùa đông. Có mưa phùn, có gió bấc, có âm âm một nỗi niềm. Anh nói là nỗi niềm Mộc miên. Còn em nói, nỗi niềm heo may. Lối về làng, em còn nhớ không, hung hung hai vệt cỏ may chạy dài hun hút. Chúng mình ngồi với nhau bên bờ sông Công. Chúng mình thở ra khói. Gió bấc thở điệu buồn thườn thượt. Hoa Mộc Miên đỏ đến chạnh lòng. Em ném hòn cuội xuống sông Công. Anh cũng ném hòn cuội xuống sông Công. Hai vòng sóng lan tỏa. Đan vào nhau. Giao thoa ấm nóng. Em lượm một đóa Mộc Miên đưa lên miệng. Anh thấy em nhấm nhỏ nhẻ cánh Mộc Miên đỏ rực. Anh cũng lượm một đóa Mộc Miên. Cũng bắt chước em nhấm nháp sắc đỏ xốn xang như lửa. Mộc Miên cháy rừng rực mà anh với em chẳng nói được gì. Nước sông Công vô tình ngủ lịm trong heo may hiu hắt.
Lâu rồi. Đã lâu lắm rồi phải không Mộc Miên.
HTT
Chào HT.
Mấy hôm nay anh lu bu toàn những chuyện gì đâu, chẳng còn mấy thời gian cho chuyện viết lách, nên cũng ít đọc trên mạng, chỉ thỉnh thoảng ngồi xem vài bộ phim tư liệu để bổ sung kiến thức. Trời lạnh nên nhớ mùa đông phương Bắc, thành ra bần thần viết cái đoản văn về hoa gạo cho đỡ nhớ.
Hoa gạo còn có tên gọi là Hoa Mộc Miên, gắn với sự tích mối tình Hoa Mộc Miên ở miền núi Tây Bắc, Việt Bắc, nơi anh từng sống một thời tuổi trẻ. Cứ vào tháng ba là hoa gạo bắt đầu nở. Mới đầu chỉ là những nụ hoa đỏ lấm tấm như những đốm lửa trong gió rét mùa đông. Rồi những nụ hoa lớn dần lên, xòe ra năm cánh to dày. Nhìn từ xa thấy đỏ chói chang như lửa, khiến mùa đông chợt ấm lên lạ thường. Khi hoa gạo tàn phai gieo mình xuống lòng đất thì những quả gạo ra đời, bên trong chứa đầy sợi bông xốp, người ta vẫn thường lấy đem về nhồi vào ruột gối- nhiều người còn dùng nhồi và chăn bông.
Cây gạo ở Miền Bắc là hình ảnh của những miền quê nghèo thương khó, đẹp một cách bình dị trong yên ả thanh bình. Cứ mỗi năm khi trời se lạnh là anh lại nao nao nhớ về loài hoa đỏ, có cái tên rất đỗi thân thương là hoa gạo- Hoa Mộc Miên của tình yêu và nỗi nhớ.
Chúc HT vui khỏe cùng năm mới nhen.
Gửi Hồ Tĩnh Tâm
tranhoangvy
Chúc HTT và gia đình năm mới an khang, tài lộc dồi dào, sáng tác hay. Tình thân
Trần Hoài Thắm( CTDY)
Em cũng nghe nhiều về hoa gạo ở miền bắc. Nhưng cái tên Hoa Mộc Miên thì bây giờ mới biết đó. Cám ơn anh cho em biết thêm một điều quý giá về hoa gạo.( Thú thật em chưa được ngắm hoa gạo nở và biết rất ít về hoa gạo)
gởi anh tranhoangvy
hotinhtam
Chào anh Trần Hoàng Vy.
Dạo này bận bịu toàn chuyện gì đâu nên tôi cũng chẳng viết được gì mấy anh ạ. Hơn nữa do ảnh hưởng sức khỏe nên nguồn cảm hứng cũng không được như trước, đầu óc cứ ù lì thế nào ấy.
Đầu năm chúc anh vui khỏe và viết được nhiều nhen.
gởi cuatungdauyeu
Chào HT.
Quê mình hình như không có cây gạo em ạ. Cây gạo là loài cây rất đặc trưng đối với nông thôn Miề̀n Bắc. Vào mùa đông cây gạo rụng sạch lá, chỉ còn trơ lại nhánh cành khẳng khiu với thân cây sầ̀n sùi. Đến tháng ba cây gạo bắt đầu trổ bông, rồi nở rộ một màu đỏ chói chang như lửa. Lúc này chim chóc tụ về rất đông, hót ríu ran suốt cả ngày. Sau đó hoa gạo rụng dần, và quả gạo bắt đầu lớn dần lên. Đến tháng 5 quả gạo chín nở bung ra, rắc vào không gian từng chùm sợi bông trắng xóa, theo gió bay đi khắp nơi, nhìn đẹp lắm.
Chẳng biết có thể lấy giống đem về quê mình trồ̀ng được không. Nhưng anh nghĩ chắc là không được, vì nếu được thì người ta đã trồng rồi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)