Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013
một lần nậm pịa với Bua Khưa
MỘT LẦN NẬM PỊA VỚI BUA KHƯA
5 giờ sáng ngày 21 tháng 5 năm 2007, chúng tôi chia tay Hội Văn học Nghệ thuật Sơn La, thẳng tiến lên Điện Biên. Trời Tây Bắc, không hiểu sao, mới tháng 5 đã buông mưa liên tục suốt mấy ngày liền, kể từ khi đoàn chúng tôi ra tới Hà Nội, rồi lên Hòa Bình. Hôm nay cũng vậy. Buổi sáng hơi núi bốc lên ngùn ngụt, con đường cứ chìm đi trong sương, bồng bềnh bồng bềnh. Đến 9 giờ thì một cơn mưa dội xuống ào ào như trút nước. Kiểu này, không khéo lại kẹt cứng giữa đường vì đá lăn đất lở.
Quả nhiên lên gần tới đỉnh đèo Pha Đinh thì kẹt cứng. Cả một đoàn, vừa xe khách vừa xe tải, ùn cả lại một đống. Người ta đã điều đến mấy chiếc xe ủi, mấy chiếc máy xúc, hì hục gầm rú làm việc suốt từ hừng đông, nhưng dự kiến cũng phải tới trưa, may ra mới thông đường được. Không biết làm gì, tôi cùng Thu Nguyệt, Nguyễn Ngọc Tư, Ngô Khắc tài, Kim Ba, Vũ Hồng, Trần Thôi, Song Hảo, Nguyễn Lập Em, Anh Đào, thả bộ xuống bản Nà Lầu(Mường É), lang thang giết thời gian.
Đến gần trưa, nghe tiếng súng bắn báo thông đường, tất cả nhảy cẩng lên vì sướng, bởi ai cũng lo phải ngủ qua đêm trên đỉnh đèo. Để giành giật lại thời gian bị mất, tài xế nhấn ga, ngốn đường đèo quanh co ào ào, thấy bắt chóng mặt. Nhưng nhờ vậy, khi đến Mường Phăng, chúng tôi vẫn còn tranh thủ vào thăm căn cứ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, và tướng Hoàng Đạo Thúy(cố vấn quân sự của hồng quân Trung Quốc), được hơn hai tiếng.
15g45 chiều hôm ấy, chúng tôi đặt chân lên thành phố Điện Biên.
Nhận xong phòng, mặc cho mọi người lo tắm rửa và nghỉ ngơi, tôi một mình xách máy đi lang thang chụp ảnh. Tôi chụp cho đến lúc đầy ắp cái thẻ 2Gb thì trở về. Và ngay lúc ấy, tôi đã đến một tiệm net để đổ ảnh vào cái ổ cứng rời 250 Gb. Anh chàng đứng máy là sinh viên làm thêm, thế nào đó lại nhận ra tôi, nhờ đọc các truyện ngắn của tôi trên tuần báo văn nghệ trung ương. Mừng quá, anh ta cứ rối lên. “Để cháu làm cho chú. Cháu thích giọng văn của chú lắm”. Nhưng mà khổ, chính vì sự nhiệt tình quá đáng ấy, chàng trai lớ ngớ thế nào, đã làm mất sạch của tôi 2 Gb dữ liệu ảnh. Đứt ruột, nhưng còn biết làm thế nào được.
Bù lại, trong bữa cơm tối ở nhà hàng, tôi đã gặp Bua Khưa- Chu Thùy Liên. Em nhận ra tôi, vì tôi với em đã có lần dự Trại sáng tác với nhau ở Hà Nội. Có điều, dạo ấy, được dịp ra Bắc là tôi toàn trốn Trại đi chơi, thành ra tôi cũng ít khi gần gũi chuyện trò với Bua Khưa.
Khi nhận ra em, tôi nói.
- Bắt tay Bua Khưa cái nào!
Nghe vậy, Bua Khưa nắm hai bàn tay lại, đặt lên ngực.
- Tay em có tội gì mà anh bắt? Anh có nắm tay em thì nắm.
Em đưa bàn tay phải cho tôi. Tay em mềm và ấm. Giọng nói của em cũng mềm và ấm. Cả nụ cười của em cũng mềm và ấm. Đến ánh nhìn cũng vậy, cũng mềm và ấm. Em là Bua Khưa mà. Em là hoa sen trắng của Tây Bắc mà. Bua Khưa. Bua Khưa- Chu Thùy Liên. Người đẹp lung liêng lúng liếng của núi rừng Tây Bắc.
Bua Khưa đem đến cho tôi một bát đồ ăn, đầy ắp món gì đấy, nhìn sánh lên màu xanh đen, bốc thơm mùi gừng, mùi mắc khén, mùi húng lìu, mùi thảo quả.
- Nậm pịa đấy. Anh phải ăn cho hết để giữ cái bụng tốt, để vui với Nậm Rốm, với Mường Thanh, với Điện Biên, với Bua Khưa. Bua Khưa mời đấy!
À, ra đây là nậm pịa. Nghe nói từ hồi nảo hồi nào, tới giờ mới được Bua Khưa mời ăn. Mà... sao nó đắng thế nhỉ. Lại lổn nhổn nào lòng, nào dạ dày, nào cuống tim, nào huyết, nào những gì gì ấy.
- Nậm pịa dê núi Điện Biên đấy. Ăn nó để không bị ngã nước đấy. Ăn nó tốt cho cái bụng lắm đấy.
Vậy thì ăn. Bua Khưa nói dẻo như nếp nương Mường Lay, nói thơm như rượu San Lùng, nói đẹp như người La Hủ, nói hay như đồng đất Ô Quy Hồ, nói mềm như suối Mường Hum, nói ấm như mây trắng Mã Kì Hồ. Không ăn thì uổng lời ấm áp, lời mềm mại của Bua Khưa biết mấy. Ăn vào mới biết, nậm pịa sau đắng là ngọt, sau nồng nàn lá thấm đậm, sau bốc khói ngùn ngụt là lắng lại, của tình đất tình người. Của Bua Khưa- Chu Thùy Liên- thành phố Điện Biên. Của Bua Khưa hoa sen tây Bắc.
Bua Khưa ơi, anh sẽ đem theo tình em về đồng bằng châu thổ nha em !
Dzu- htt
Chu Thùy Liên & Nguyễn Ngoc Tư
Photo: MỘT LẦN NẬM PỊA VỚI BUA KHƯA 5 giờ sáng ngày 21 tháng 5 năm 2007, chúng tôi chia tay Hội Văn học Nghệ thuật Sơn La, thẳng tiến lên Điện Biên. Trời Tây Bắc, không hiểu sao, mới tháng 5 đã buông mưa liên tục suốt mấy ngày liền, kể từ khi đoàn chúng tôi ra tới Hà Nội, rồi lên Hòa Bình. Hôm nay cũng vậy. Buổi sáng hơi núi bốc lên ngùn ngụt, con đường cứ chìm đi trong sương, bồng bềnh bồng bềnh. Đến 9 giờ thì một cơn mưa dội xuống ào ào như trút nước. Kiểu này, không khéo lại kẹt cứng giữa đường vì đá lăn đất lở. Quả nhiên lên gần tới đỉnh đèo Pha Đinh thì kẹt cứng. Cả một đoàn, vừa xe khách vừa xe tải, ùn cả lại một đống. Người ta đã điều đến mấy chiếc xe ủi, mấy chiếc máy xúc, hì hục gầm rú làm việc suốt từ hừng đông, nhưng dự kiến cũng phải tới trưa, may ra mới thông đường được. Không biết làm gì, tôi cùng Thu Nguyệt, Nguyễn Ngọc Tư, Ngô Khắc tài, Kim Ba, Vũ Hồng, Trần Thôi, Song Hảo, Nguyễn Lập Em, Anh Đào, thả bộ xuống bản Nà Lầu(Mường É), lang thang giết thời gian. Đến gần trưa, nghe tiếng súng bắn báo thông đường, tất cả nhảy cẩng lên vì sướng, bởi ai cũng lo phải ngủ qua đêm trên đỉnh đèo. Để giành giật lại thời gian bị mất, tài xế nhấn ga, ngốn đường đèo quanh co ào ào, thấy bắt chóng mặt. Nhưng nhờ vậy, khi đến Mường Phăng, chúng tôi vẫn còn tranh thủ vào thăm căn cứ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, và tướng Hoàng Đạo Thúy(cố vấn quân sự của hồng quân Trung Quốc), được hơn hai tiếng. 15g45 chiều hôm ấy, chúng tôi đặt chân lên thành phố Điện Biên. Nhận xong phòng, mặc cho mọi người lo tắm rửa và nghỉ ngơi, tôi một mình xách máy đi lang thang chụp ảnh. Tôi chụp cho đến lúc đầy ắp cái thẻ 2Gb thì trở về. Và ngay lúc ấy, tôi đã đến một tiệm net để đổ ảnh vào cái ổ cứng rời 250 Gb. Anh chàng đứng máy là sinh viên làm thêm, thế nào đó lại nhận ra tôi, nhờ đọc các truyện ngắn của tôi trên tuần báo văn nghệ trung ương. Mừng quá, anh ta cứ rối lên. “Để cháu làm cho chú. Cháu thích giọng văn của chú lắm”. Nhưng mà khổ, chính vì sự nhiệt tình quá đáng ấy, chàng trai lớ ngớ thế nào, đã làm mất sạch của tôi 2 Gb dữ liệu ảnh. Đứt ruột, nhưng còn biết làm thế nào được. Bù lại, trong bữa cơm tối ở nhà hàng, tôi đã gặp Bua Khưa- Chu Thùy Liên. Em nhận ra tôi, vì tôi với em đã có lần dự Trại sáng tác với nhau ở Hà Nội. Có điều, dạo ấy, được dịp ra Bắc là tôi toàn trốn Trại đi chơi, thành ra tôi cũng ít khi gần gũi chuyện trò với Bua Khưa. Khi nhận ra em, tôi nói. - Bắt tay Bua Khưa cái nào! Nghe vậy, Bua Khưa nắm hai bàn tay lại, đặt lên ngực. - Tay em có tội gì mà anh bắt? Anh có nắm tay em thì nắm. Em đưa bàn tay phải cho tôi. Tay em mềm và ấm. Giọng nói của em cũng mềm và ấm. Cả nụ cười của em cũng mềm và ấm. Đến ánh nhìn cũng vậy, cũng mềm và ấm. Em là Bua Khưa mà. Em là hoa sen trắng của Tây Bắc mà. Bua Khưa. Bua Khưa- Chu Thùy Liên. Người đẹp lung liêng lúng liếng của núi rừng Tây Bắc. Bua Khưa đem đến cho tôi một bát đồ ăn, đầy ắp món gì đấy, nhìn sánh lên màu xanh đen, bốc thơm mùi gừng, mùi mắc khén, mùi húng lìu, mùi thảo quả. - Nậm pịa đấy. Anh phải ăn cho hết để giữ cái bụng tốt, để vui với Nậm Rốm, với Mường Thanh, với Điện Biên, với Bua Khưa. Bua Khưa mời đấy! À, ra đây là nậm pịa. Nghe nói từ hồi nảo hồi nào, tới giờ mới được Bua Khưa mời ăn. Mà... sao nó đắng thế nhỉ. Lại lổn nhổn nào lòng, nào dạ dày, nào cuống tim, nào huyết, nào những gì gì ấy. - Nậm pịa dê núi Điện Biên đấy. Ăn nó để không bị ngã nước đấy. Ăn nó tốt cho cái bụng lắm đấy. Vậy thì ăn. Bua Khưa nói dẻo như nếp nương Mường Lay, nói thơm như rượu San Lùng, nói đẹp như người La Hủ, nói hay như đồng đất Ô Quy Hồ, nói mềm như suối Mường Hum, nói ấm như mây trắng Mã Kì Hồ. Không ăn thì uổng lời ấm áp, lời mềm mại của Bua Khưa biết mấy. Ăn vào mới biết, nậm pịa sau đắng là ngọt, sau nồng nàn lá thấm đậm, sau bốc khói ngùn ngụt là lắng lại, của tình đất tình người. Của Bua Khưa- Chu Thùy Liên- thành phố Điện Biên. Của Bua Khưa hoa sen tây Bắc. Bua Khưa ơi, anh sẽ đem theo tình em về đồng bằng châu thổ nha em ! Dzu- htt Chu Thùy Liên & Nguyễn Ngoc Tư
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)